Giá các loại hàng hoá trên thị trường vẫn tiếp tục xu hướng giảm thể hiện tác động của thắt chặt tiền tệ đang ngấm dần. Giá dầu thô tăng ngắn hạn sau sự kiện cắt giảm sản lượng của OPEC+ rồi tăng lại ngay do lo ngại nhu cầu yếu thể hiện nền kinh tế thực sự đang yếu đi
Số liệu lạm phát ở Mỹ giảm những vẫn chưa như kỳ vọng. Chỉ số CPI lõi tiếp tục tăng cho thấy nền giá vẫn tiếp tục được đẩy lên cao, tác động trực tiếp tới kỳ vọng Fed sẽ vẫn giữ nguyên kịch bản cơ sở tăng 75 điểm cơ bản trong kỳ họp tháng 11 tới đây. Tuy nhiên, dường như tâm lý nhà đầu tư đã trở nên chai lỳ hơn trước những tin tức về lạm phát, điều này gợi ý về việc tác động của các tin tức về lạm phát/lãi suất đang tới giai đoạn cuối. Điều này được thể hiện qua hai chỉ số: kỳ vọng lạm phát trong 1 năm tới và niềm tin người tiêu dùng của ĐH Michigan trong tháng 09/2022. .
Lãi suất ở các thị trường phát triển tiếp tục tăng, đường cong lợi suất TPCP của Mỹ đảo ngược cho thấy áp lực thanh khoản lớn. Tuy nhiên, dù lạm phát vẫn là tâm điểm nhưng sau một thời gian tăng và hút tiền về, đã có dấu hiệu cho thấy các NHTW trên thế giới đang giảm tốc độ để đánh giá việc nền kinh tế thực đang bị tác động như thế nào ( thể hiện qua việc Fed không thực hiện QT qua OMO trong tuần qua), chính sách tiền tệ sẽ được chuyển qua trạng thái mềm dẻo hơn tránh tình trạng như việc TPCP Anh bị bán tháo
Đối với tình hình vĩ mô trong nước, lãi suất bình quân liên ngân hàng kỳ hạn qua đêm đang hạ nhiệt nhờ các hoạt động OMO hỗ trợ thanh khoản sự vụ SCB. SBV mua các tín phiếu kỳ hạn dài hơn (14,28 ngày) hàm ý họ đang muốn tiền ở lại thị trường ngân hàng lâu hơn dẫn đến TTCK sẽ có cơ hội nảy lên nhanh, trước khi bị hút về nhằm đảo bảo duy trì chính sách tiền tệ thận trọng và giảm sức ép tỷ giá.
Thị trường sau khi nảy lên nhanh và sẽ tiếp tục điều chỉnh và bắt đầu tạo vùng trũng khi SBV tiếp tục nâng lãi suất điều hành trong giữa tháng 12 ( dư địa còn 1% trước khi đại dịch xảy ra). Nhà đầu tư nên tận dụng nhịp hồi để cơ cấu danh mục, chốt lời ngắn hạn và chờ đợi thị trường chiết khấu những tin xấu còn lại của chính sách tiền tệ.
Tâm lý nhà đầu tư trên toàn thế giới đang bị ảnh hưởng bởi những tin tức, dự đoán về chính sách tiền tệ của các NHTW nhằm đối phó với lạm phát và rủi ro suy thoái. Bất kể những số liệu vĩ mô nào làm thay đổi kỳ vọng chính sách sẽ tác động mạnh lên TTCK
Với những số liệu về việc làm và thất nghiệp trong tuần qua của Mỹ, có thể dự đoán Fed sẽ đánh mạnh lạm phát vào quý 4 năm nay. Thực tế, các NHTW vẫn khá quan tâm đến rủi ro suy thoái, thể hiện việc hút tiền qua QE của Fed vẫn khá chậm ( hơn 50%) so với kế hoạch được đưa ra tháng 05/2022. Thậm chí, NHTW Úc cũng đã tăng lãi suất chậm lại để quan sát độ ngấm của việc hút tiền tác động lên nền kinh tế thực ở mức độ nào.
Số liệu việc làm và thu nhập trung bình của người dân trong nước tiếp tục được cải thiện, điều này thực tế lại không tốt cho chứng khoán khi người làm chính sách sẽ có cơ sở để tiếp tục nâng lãi suất kiềm chế lạm phát. Tuy nhiên, sự kiện Vạn Thịnh Phát và SCB cuối tuần có thể gây ra rủi ro hệ thống. Do đó, nhiều khả năng thanh khoản sẽ tạm thời được bơm ra cho SCB, dòng tiền gửi sẽ dịch chuyển từ SCB qua các NHTM khác khiến cho lãi suất liên ngân hàng hạ nhiệt. NHNN sẽ thực hiện trung hoà lại lượng tiền này khi mọi việc dần ổn định
Điều này gợi ý rằng, TTCK sẽ có những cơ hội rất ngắn cho những người có sẵn hàng để rebalancing thày vì mua mới ( khá rủi ro). Vùng trũng của thị trường vẫn vào khoảng tháng 12 sau khi Fed nâng lãi suất. Việc muc mới cho mục tiêu dài hạn là không tồi, nhưng thời điểm giải ngân tốt nhất có thể là gần quý 2 năm sau.
Thị trường đầu tuần sau có thể giảm điểm mạnh từ đầu phiên do tâm lý, sau đó lực cầu sẽ dần vào mạnh, kết phiên nhiều khả năng sẽ vẫn giảm điểm. Ảnh hưởng của sự kiện này (VTB,SCB) có thể kéo dài như vậy đến hết tuần.
Tâm điểm mà giới đầu tư trên thế giới đang quan sát đó chính là các vấn đề liên quan đến lạm phát, suy thoái và tiếp theo là suy giảm lợi nhuận của các công ty niêm yết. Những số liệu mới nhất về nền kinh tế thực của Mỹ liên quan đến doanh số bán nhà, đơn trợ cấp thất nghiệp lần đầu và sự tăng lên của chi tiêu cá nhân người dân Mỹ gợi ý rằng, Fed sẽ quyết liệt hơn nữa trong tốc độ thu hẹp bảng cân đối và thực tế điều này đã diễn ra trong tuần qua.
Đây cũng là xu hướng chung của NHTW trên thế giới trong quý 4 năm naySố liệu vĩ mô trong nước tháng 09 và 09 tháng đầu năm cho thấy, nền kinh tế thực vẫn đang vận hành tốt và điều này ngược lại không tốt cho TTCK. Người làm chính sách sẽ tập trung hơn cho việc đón đầu lạm phát trong bối cảnh chỉ số CPI đang có xu hướng tăng lên, đặc biệt là CPI lõi đang tăng liên tục tạo nền giá mới.
Thực tế, NHNN đã và nghiêng về chọn tăng lãi suất và thả tỷ giá tăng với tốc độ chậm do từ đầu năm đến nay, tỷ giá VND/USD đã được điều chỉnh 04 lần với mức tăng 3.9%, trong khi lãi suất mới được điều chỉnh 1 lần.Thị trường chứng khoán trong nước đang bước vào vùng trũng thông tin. Trong bối cảnh thị trường đi xuống, thì thời điểm vùng trũng thông tin thường mang lại cơ hội. Do đó, thị trường tuần tới có thể nẩy lên một cách nhanh chóng trong một xu thế giảm. Vùng trũng nhất của thị trường nhiều khả năng tại thời điểm giữa tháng 12 khi Fed ra quyết định nâng lãi suất lần cuối cùng trong năm với những đánh giá về triển vọng nền kinh tế.
Tất cả những nhịp hồi của thị trường lúc này sẽ diễn ra rất nhanh, đặc biệt còn những diễn biến khó lường từ chiến tranh Nga- Ukraine. Thời điểm này rất rủi ro, nhà đầu tư nên dần nâng tỷ trọng tiền mặt, trading nhanh với vị thế nhỏ với từng mã cổ phiếu cụ thể thu hút được dòng tiền.
NHNN Việt Nam đã chính thức nâng lãi suất điều hành, tuy nhiên, tại thời điểm này chỉ mang tính chất xác nhận cho những kỳ vọng trước đó. Thực tế, lãi suất điều hành vẫn còn thấp hơn mức trước khi giảm để hỗ trợ nền kinh tế ( 0.5%-1%). Điều này gợi ý về việc, NHNN hoàn toàn còn dư địa cho một đợt nâng lãi suất điều hành sau cuộc họp của Fed vào tháng 11 tới đây. Tỷ giá vẫn ở trong xu hướng tăng nhưng đã đi ngang trong vài ngày vừa qua, dường như NHNN sẽ cố gắng ổn định tỷ giá theo nghĩa không để đồng nội tệ mất giá quá nhanh mà sẽ làm từ từ, tìm vùng ổn định mới. Dẫn đến khả năng từ cuối năm nay, ngành xuất nhập khẩu ngấm dần tác động, lạm phát có xu hướng tăng lên.
Thị trường trước kỳ họp tháng 11 của Fed, nhiều khả năng sẽ đi theo xu hướng sideway down, biểu hiện của việc điều chỉnh bơm hút tiền của NHNN thông qua kênh OMO ( xu hướng chủ đạo vẫn là thu tiền) và sự ngấm dần của việc lãi suất tăng lên nguồn tiền thị trường. Đến sau thời điểm Fed tăng lãi suất tháng 11, NHNN nhiều khả năng sẽ phản ứng chính sách bằng cách tăng lãi suất điều hành và khiến TTCK VN sụt giảm, bắt đầu tạo vùng trũng trong quý 4.
Tất cả những nhịp hồi của thị trường lúc này sẽ diễn ra rất nhanh, đặc biệt còn những diễn biến khó lường từ chiến tranh Nga- Ukraine. Thời điểm này rất rủi ro, nhà đầu tư nên dần nâng tỷ trọng tiền mặt, trading nhanh với vị thế nhỏ với từng mã cổ phiếu cụ thể thu hút được dòng tiền