Sản xuất công nghiệp (IIP)- đại diện cho phía cung vẫn tiếp tục mở rộng so với cùng kỳ năm trước, tuy nhiên, đà tăng đã có dấu hiệu chậm lại. Tương tự, chỉ số RSI- đại diện cho phía cầu vẫn duy trì đà tăng nhưng đã thấy dấu hiệu ngấm của chính sách tiền tệ thắt chặt và sự chậm lại của nền kinh tế toàn cầu.
Áp lực lạm phát đã gia tăng đáng kể, đây là mức tăng cao nhất trong tháng kể từ tháng 03/2020. Đây là hệ quả tất yếu của việc VND đã mất giá khoảng 9.3% so với USD kể từ đầu năm. Ngoài ra, VND còn bắt đầu mất giá khoảng 5.1% so với CNY từ cuối tháng 09 khiến giá nguyên vật liệu đầu vào tăng lên nhanh ( TQ là đối tác nhập khẩu nguyên vật liệu lớn nhất của Việt Nam)
Xuất khẩu vẫn là động lực phát triển của nền kinh tế nhờ vào việc VND mất giá tương đối so với USD và CNY. Tuy nhiên, lợi thế này sẽ khó mà duy trì được khi chi phí đầu vào gia tăng, việc chuyển chi phí này sang hoàn toàn người tiêu dùng không phải ngành nào cũng có thể làm được và cũng không thể duy trì được lâu dẫn tới việc biên lợi nhuận của nhiều ngành sẽ giảm, quy mô sản xuất dần thu hẹp.
Vốn FDI vẫn là điểm sáng, đây là yếu tố cần quan sát kĩ bên cạnh xuất khẩu để đánh giá áp lực tỷ giá trong giai đoạn tới.