(Tài liệu hỗ trợ giảng dạy, dự án “Đầu tư theo nhóm” QMV cho những người mới F0, ít kinh nghiệm. Vui lòng ghi nguồn khi sử dụng.)
Trong bài giảng về Chủ đề số 1 của học phần 4 (P4T1) Phân tích kỹ thuật, tôi đã trình bày về phân tích cung cầu – mọi người có thể gọi là phân tích lượng giá hay hành động giá … tùy cách tiếp cận. Hôm nay tôi tranh thủ viết lại để bạn kết hợp với phần bài giảng sẽ vấn đề tốt hơn. Những bạn không phải chuyên ngành kinh tế có lẽ sẽ cần thời gian nhiều hơn để hiểu những thông tin ẩn đăng sau diễn biến giá.
Cơ bản về cung cầu
Trong kinh tế học, cung cầu là khái niệm cơ bản. Đường cung và đường cầu là khái niệm dùng để diễn tả mối quan hệ giữa giá và lượng trong điều kiện các yếu tố khác không đổi. Khi đó, giá tăng thì khối lượng hàng hóa muốn mua giảm, nhưng khối lượng hàng hóa muốn bán tăng, và ngược lại. Nói cách khác, đường cầu thể hiện mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa giá và lượng còn đường cung thể hiện mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa giá và lượng. Về hình ảnh, trên đồ thị xy, nếu trục tung là giá và trục hoành là lượng, thì đường cầu sẽ chạy từ trái trên xuống phải dưới, còn đường cung sẽ chạy từ trái dưới tới phải trên.
Như vậy, có thể thấy điểm cắt nhau giữa đường cung và đường cầu phản ánh mức giá và lượng mà thị trường chấp nhận – tức là các yếu tố khác giữ nguyên không đổi. Khi các yếu tố khác thay đổi (ví dụ: thu nhập, tâm lý …) sẽ dẫn tới cầu hoặc cung thay đổi mà người ta hay nói chẳng hạn cầu tăng, hay cung tăng. Lúc này, chúng ta phải hiểu cầu tăng hay cung tăng nghĩa là sự dịch chuyển cả đường cầu hay đường cung sang bên phải để phản ánh sự thay đổi của các yếu tố khác. Giá cả thị trường và khối lượng quan sát vì thế cũng sẽ thay đổi.
Phân tích cung cầu
Ứng dụng nguyên lý cung cầu vào phân tích lượng giá trong phân tích chứng khoán là cần thiết. Nói cách khác, các lý thuyết về hành động giá hay phân tích giá lượng về cơ bản là những biểu hiện cụ thể của nguyên lý kinh tế học đơn giản nêu trên.
TH1: Bạn hãy bắt đầu bằng sự tưởng tượng rằng đường cung giữ nguyên mà đường cầu dịch chuyển sang bên phải (cầu tăng) dẫn tới điểm cắt nhau của hai đường này ở mức cao hơn, khi đó giá tăng và lượng tăng.
TH2: Bạn lại tiếp tục tưởng tượng rằng nếu đường cung cũng dịch chuyển sang bên phải sau khi TH1 xảy ra, khi đó bạn sẽ thấy giá tăng ít hơn nhưng lượng tăng mạnh hơn.
TH3: Bạn lại tưởng tượng rằng nếu đường cung dịch chuyển sang bên trái sau khi TH1 xảu ra, khí đó bạn sẽ thấy giá tăng nhiều mà lượng tăng ít hoặc giảm.
… Bạn có thể lấy đồ thị ra vẽ và tưởng tượng cho các trường hợp khác ví dụ cầu giảm.
Ứng dụng vào chứng khoán
Trên thị trường chứng khoán, gần như thông tin mà bạn có là giá và khối lượng giao dịch cuối ngày nhìn thấy (còn các loại dư mua và dư bán thực ra có ý nghĩa nhưng đôi khi ta không có thời gian theo dõi hoặc đôi khi nó là những cú dọa mua hay dọa bán mà thôi). Vậy bạn sẽ hiểu nó như thế nào theo nguyên lý trên?
Tương ứng với TH1: Nếu bạn thấy giá tăng và lượng cũng tăng tương ứng, không đột biến (hãy quan sát các lần tăng trước đó của cổ phiếu theo dõi – hiểu cách đánh của cổ phiếu rất quan trọng), có thể hiểu rằng đó là sự gia tăng của cầu. Đó thường là một sự tăng giá lành mạnh.
Tướng ứng với TH2: Nếu bạn thấy giá không tăng mạnh nữa mà KLGD tăng lên nhiều hơn, đó có thể hiểu là mặc dù cầu tăng nhưng đã có sự gia tăng của cung – tức là người bán bắt đầu nhiều. Sự tăng giá lúc này cần cẩn trọng hơn.
Tương ứng với TH3: Nếu bạn thấy giá tăng mạnh mà lượng tăng ít, đó rất có thể là cầu tăng và cung đang hạn chế. Đó thường là dấu hiệu rất tốt để giá tiếp tục tăng.
… Phân tích tương tự với các trường hợp khác…
Nói tóm lại, nếu bạn có chút kiến thức, bạn sẽ nhìn thấy sự logic đằng sau diễn biến giá-lượng. Bạn cũng nên nhìn theo một xu hướng chứ không phải là một ngày. Đó chính là lý do tại sao trong cách phân tích và tính toán chu kỳ, tôi hay nhấn mặng rằng khi đà tăng giá chững lại mà KLGD rất lớn và đột biến, thì đó thường là dấu hiệu đáng lo ngại. Bạn tự lập luận tiếp cho các trường hợp sau.
Tôi hy vọng bài viết đơn giản này giúp bạn ôn lại bài để có thêm kiến thức để độc lập suy nghĩ và phân tích giá lượng. Có những trường phải giao dịch chỉ dựa trên phân tích hành động giá.
(Tài liệu hỗ trợ giảng dạy, dự án “Đầu tư theo nhóm” QMV cho những người mới F0, ít kinh nghiệm. Vui lòng ghi nguồn khi sử dụng.)
Phân tích cung cầu, giá lượng không thể tách rời với việc quan sát diễn biến thể hiện qua các cây nến và mẫu hình nến. Trong bài học Chủ đề 2 Học phần 4 (P4T2), chúng ta đã hiểu cách đọc nến cơ bản. Hôm nay tôi tổng kết lại những điểm chính yếu để mọi người có thể tự học và nghiên cứu thêm.
Nguyên tắc nến
Một cây nến dài bao giờ cũng thể hiện sự thay đổi về tâm lý (emotional) và thay đổi cơ bản (rational), còn một cây nến ngắn bao giờ cũng thể hiện sự chắc chắn trong tâm lý. Một cây nến thân ngắn bao giờ cũng thể hiện sự lưỡng lự tâm lý trong khi một cây nến thân dài bao giờ cũng thể hiện sự chắc chắn. Thân nến nằm ở 1/3 hoặc1/2 của phía trên hay dưới bao giờ cũng thể hiện tương đối tâm lý tiêu cực và tích cực.
Kết hợp tất cả những yếu tố này sẽ giúp chúng ta “đọc” diễn biến thị trường qua từng cây nến một cách khách quan nhất. Dễ dàng nhận thấy chỉ có 3 mẫu nến quan trọng: (i) thân dài + nến dài; (ii) thân ngắn + nến dài và (iii) thân ngắn + nến ngắn. Mẫu ở giữa thể hiện sự lưỡng lự, hai mẫu (i) và (iii) thể hiện sự chắc chắn, nhưng mẫu số (i) thể hiện sự thay đổi chắc chắn còn mẫu số (iii) thể hiện sự chắc chắc tiếp diễn từ trước. Với cách hiểu này, bạn không cần nhớ tên nó là gì, dù là doji, hammer hay maruboju.
Dùng nến
Nến được dùng chủ yếu để xác định thời điểm có thể đảo chiều một xu hướng đã xác định trước nhờ các công cụ kỹ thuật khác. Các mẫu hình nến ghép có thể được dùng, nhưng tốt nhất không nên quá 3 cây nến. Kỹ thuật ghép nến và đọc ghép nến chúng ta đã biết rồi.
Thực tế, nến dùng nhiều nhất là tại các điểm kháng cự và hỗ trợ, hoặc tại các điểm chạm của các mẫu hình kỹ thuật (cũng là các đường xu hướng ghép lại). Khi đó, việc đọc diễn biến nến tại các vùng đó là quan trọng.
Tại vùng kháng cự, nếu khả năng tạo một cây nến mẫu hình (ii) và có thân nằm ở phía dưới ½ hoặc 1/3 của cây nến, đó là dầu hiệu kéo xả – kỹ thuật gọi là lực đẩy do niềm tin (upthrust). Còn nếu đó là cây nến mẫu hình (i) màu xanh thì đó lại là khả năng đột phá (breakout) dịch chuyển kháng cự trở thành hỗ trợ kèm theo đó là thay đổi về cơ bản tốt hơn.
Tại vùng hỗ trợ, nếu khả năng cao tạo một cây nến mẫu hình (ii) và có thân nằm ở phía trên ½ hoặc 1/3 của cây nến, đó lại là dấu hiệu của rũ bỏ – kỹ thuật gọi là nến mùa xuân (spring). Nhưng nếu đó là cân nến mẫu hình (i) màu đỏ thì khả năng đó là cây nến dịch chuyển hỗ trợ thành kháng cự cùng với thay đổi về cơ bản xấu hơn.
Tất cả các diễn biến trên kết hợp với KLGD cao đột biến thì khả năng xác nhận sẽ càng cao.
Nếu là cây nến mẫu hình (iii) thì trong cả hai trường hợp nó thường là tiếp diễn. Lúc này KLGD không nhất thiết phải cao.
Ứng dụng trong giao dịch
Khi đã xác định thị trường có khả năng tạo các cây nến như vậy, đặc biệt đã xác định được vùng dao động giá, chiến lược giao dịch phù hợp bao giờ cũng là rebalancing nếu bạn muốn theo cổ phiếu dài hạn. Đó là những cổ phiếu theo thị trường – còn cổ phiếu đánh đấm có câu chuyện riêng thì khó bàn