CẬP NHẬT SỐ LIỆU VĨ MÔ: GDP QUÝ 2.2022 CỦA MỸ

GDP quý 2.2022 cuả Mỹ giảm 0.9% so với quý trước đó, đánh dấu quý thứ 2 giảm liên tiếp – và nền kinh tế Mỹ được cho rằng đã bước vào suy thoái về mặt kỹ thuật. Kỳ vọng của thị trường trước khi số liệu được công bố là mức tăng GDP 0.5%, nhưng kịch bản rơi vào suy thoái kĩ thuật đã được giới đầu tư nhắc đến nhiều trong thời gian vừa qua, do đó chỉ số DJ sau khi giảm hơn 150 điểm đã dần hồi phục.

Mức giảm GDP của nền kinh tế Mỹ nguyên nhân đến từ sụt giảm hàng tồn kho của các doanh nghiệp Mỹ, ngoài ra còn do đầu tư hộ gia đình ( giảm 14%), đầu tư nhà ở và chi tiêu Chính phủ

Để hiểu rõ hơn, tại sao lại có chuẩn chung là GDP 2 quý giảm liên tiếp là một nền kinh tế rơi vào suy thoái? Thực tế, không hề có một chuẩn chung nào như vậy cả và không nên được quy ước như vậy. Nếu dấu hiệu rõ nhất của một cuộc suy thoái là sự thu hẹp ở hầu hết các ngành, lĩnh vực kinh doanh, cùng với đó là tỷ lệ thất nghiệp tăng lên thì điều này không được chứng kiến ở nền kinh tế Mỹ lúc này.

Nếu vậy phải có ai quyết định là “ Đúng rồi, nền kinh tế chúng ta suy thoái rùi” ? Thực tế là có, tổ chức có tiếng nói trong việc tuyên bố chính thức nền kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái là Cục nghiên cứu kinh tế quốc gia ( National Bureau of Economic Research- NBER: https://www.nber.org/research/business-cycle-dating). Và cuộc suy thoái mới nhất được ghi nhận thực tế là vào tháng 04/2020 ( hình dưới)

Định nghĩa về suy thoái theo tiêu chuẩn của NBER “ một cuộc suy thoái là khoảng thời gian giữa đỉnh của các hoạt động kinh tế và điểm thấp nhất ngay sau nó” . NBRE sẽ chờ cho tới khi có những dữ liệu đầy đủ để đưa ra tuyên bố và hai dữ liệu quan trong nhất ảnh hưởng đến quý định của họ là thu nhập thực tế người dân trừ đi các khoản chuyển nhượng ( real personal income less transfers) và bảng lương phi nông nghiệp ( hãy nhìn hình dưới). Nói cách khác chúng ta hãy chờ đợi những thông báo từ NBRE

Chắc chắn là không ai muốn sau 02 quý GDP giảm, ra tuyên bố suy thoái, sau đó tới quý thứ 3 GDP tăng lại rồi lại tuyên bố hết suy thoái và ngược lại.  Vậy tại sao lại có định nghĩa “ 2 quý liên tục”. Theo tôi, đó là một chỉ báo ( indication) hơn là một định nghĩa ( definition). Khi nhiều nước  không có các tổ chức như NBRE, họ phải có một chỉ báo đơn giản hơn để nhanh chóng đưa ra những chính sách kinh tế nhanh chóng- và quy tắc “ 2 quý giảm liên tục” ra đời.